Phone
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN MKF VIỆT NAM
Vietnam MKF Consulting and Auditing Company Limited
Văn phòng Hà Nội: Số 47 Louis II, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 024.85.88.60.77

Thư ngỏ

THƯ NGỎ Kính gửi: Quý khách hàng   Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn MKF Việt Nam (MKF) xin gửi tới Quý Đơn vị lời chào trân trọng và chân thành cảm ơn Quý Đơn vị đã dành cho chúng tôi cơ hội được đệ trình Hồ sơ giới thiệu năng lực với tư cách là đơn vị kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp. MKF là một tổ chức chuyên nghiệp hoạt...

  • Slide 2
  • slide 3
  • slide 4
  • slide 5

Áp trần lãi vay theo Nghị định 20: Hàng loạt vướng mắc chưa có lời giải tạo gánh nặng thuế lên doanh nghiệp

Áp trần lãi vay theo Nghị định 20: Hàng loạt vướng mắc chưa có lời giải tạo gánh nặng thuế lên doanh nghiệp

Kể từ khi được ban hành vào tháng 2/2017, Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là một trong những quy định về thuế ảnh hưởng nhiều nhất cũng như gây ra nhiều vướng mắc nhất trong việc triển khai đối với các doanh nghiệp.

Từ đầu năm 2018, nhiều doanh nghiệp lớn như EVN, Vinacomin, Vicem, Lilama cùng một số doanh nghiệp tư nhân đã gửi rất nhiều thắc mắc lên Bộ Tài chính đề nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định 20.

Đến kỳ quyết toán thuế năm 2019, hàng loạt thắc mắc, kiến nghị xoay quanh vấn đề này lại nổi lên. Mới đây nhất là kiến nghị của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam đề nghị xem xét đến những yếu tố đặc thù của hoạt động kinh doanh ký quỹ - vốn chủ yếu là CTCK đi vay rồi cho khách hàng vay lại.

Vấn đề gây vướng mắc nhất của Nghị định 20 là việc khống chế tỷ lệ lãi vay. Khoản 3, Điều 8 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế" - tức 20% EBITDA. Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Rất nhiều trường hợp đặc thù được các doanh nghiệp đưa ra nhưng phía cơ quan thuế cũng chưa đưa ra được câu trả lời cụ thể ngoài việc áp dụng đúng như nội dung của thông tư.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Nguyễn Trần Nam trong chia sẻ mới đây cũng cho biết các doanh nghiệp trong hiệp hội cũng có rất nhiều bức xúc với quy định của Nghị định 20. Tổng cục Thuế và BộTài chính giải thích là để chống chuyển giá nhưng mục tiêu bắn trượt lại bắn trúng quân ta, toàn bắn trúng doanh nghiệp trong nước. Bất cập này thủ tiêu động lực phát triển,tạo ra chi phí vô lý gây thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Ông Nam cho rằng "Cần phải sửa nghị định, trước khi chưa sửa thì đề nghị tạm dừng. Chính phủ giao Bộ Tài chính trả lời, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế thì đại ý vẫn từ từ xem xét. Không biết từ từ thế nào nhưng việc thu thuế thì không từ từ".

Gây áp lực lên các mô hình tập đoàn

Mục tiêu ban đầu của quy định trong Nghị định 20 là nhằm hạn chế việc chuyển thu nhập của các Doanh nghiệp có FDI tại Việt Nam đến một doanh nghiệp khác (trong cùng Tập đoàn đa quốc gia) tại vùng lãnh thổ/quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam.

Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia thì đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc khống chế chi phí lãi vay lại là các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt những doanh nghiệp đang đầu tư vào những ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn, như vậy là hoàn toàn trái với mục tiêu ban đầu khi ban hành Nghị định.

Trong kiến nghị gửi lên Bộ Tài chính đầu năm 2018, Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) nhận định công ty mẹ TKV và các đơn vị có quan hệ liên kết đều hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cùng chịu một mức thuế suất thuế TNDN nên không có động cơ chuyển giá. Chi phí lãi vay của TKV và các đơn vị phát sinh thực tế từ việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo giá thị trường - tức tương đương với giá độc lập. Do vậy TKV cho rằng quy định về mức trần trên tổng chi phí lãi vay được trừ bao gồm cả các giao dịch liên kết và độc lập như quy định là chưa phù hợp với mục đích của việc quản lý thuế với giao dịch liên kết.

TKV cho rằng về bản chất chi phí lãi vay từ các tổ chức tín dụng là như nhau. Do vậy việc khống chế trần lãi vay sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có và không có quan hệ liên kết.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế hiện nay thì việc hình thành mô hình các Công ty holding (hay còn gọi là Công ty quản lý vốn) trong Mô hình Kinh tế tập đoàn là xu thế tất yếu trong kinh doanh để hỗ trợ về vốn cho các Công ty thành viên khi mới thành lập và chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay.

Quy định khống chế lãi tiền vay được trừ thu nhập chịu thuế tại Nghị định này còn phát sinh việc đánh thuế trùng đối với cùng một giao dịch kinh doanh – lãi tiền vay (bên cho vay phải nộp thuế TNDN đối với thu nhập từ lãi tiền vay, bên đi vay phải nộp thuế TNDN đối với phần Chi phí tiền vay vượt mức khống chế).

 

Một trong những bất cập nhất của việc khống chế trần lãi vay là tác động lên hoạt động đi vay và cho vay lại giữa công ty mẹ và các công ty thành viên - vốn rất phổ biến trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng như tư nhân mà EVN là một điển hình.

EVN cho biết: Bản chất các giao dịch liên kết có tính chất "cho vay lại" giữa EVN và các đơn vị thành viên được thực hiện theo quy định của Chính phủ và tuân thủ nguyên tắc giá thị trường.

Đối với các khoản vay mà công ty mẹ vay về và cho công ty con vay lại thì chi phí lãi vay phát sinh tại cả công ty mẹ và công ty con tính trên cùng một khoản vay và sẽ bị áp trần 2 lần. Phần chi phí lãi vay vượt trần sẽ bị tính thuế 2 lần tại 2 công ty. Theo tính toán của chúng tôi, bản thân công ty mẹ EVN cũng phải nộp thêm 762 tỷ đồng thuế TNDN năm 2017 nếu khống chế trần chi phí lãi vay ở mức 20% EBITDA. Tương tự các công ty con của EVN cũng phát sinh thêm cả trăm tỷ tiền thuế phải nộp.

Áp trần lãi vay theo Nghị định 20: Hàng loạt vướng mắc chưa có lời giải tạo gánh nặng thuế lên doanh nghiệp - Ảnh 1.

Sự thiếu tương thích với thông lệ quốc tế

Thực tế thì quy định về khống chế tỷ lệ lãi vay cũng được nhiều nước áp dụng. Nghị định 20 được xây dựng dựa trên những khuyến nghị tại Hành động 4 "Hạn chế xói mòn cơ sở thuế thông qua các khoản khấu trừ lãi tiền vay quá mức và các thanh toán tài chính khác" trong 15 nhóm Hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận của Tổ chức OECD.

OECD đưa ra gợi ý về tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay từ 10% đến 30% nhưng cũng nhấn mạnh rằng các nước cần cân nhắc nhiều yếu tố khi thiết lập tỷ lệ như:

+ Cho phép một công ty vượt quá giới hạn này trong những hoàn cảnh nhất định

+ Cần lưu ý rằng một số tập đoàn vay nợ nhiều từ bên thứ 3 không phải vì mục đích thuế

+ Một đặc điểm quan trọng của quy tắc tỷ lệ cố định là quy tắc này chỉ hạn chế khấu trừ lãi vay thuần của công ty (tức là chi phí lãi vay vượt quá doanh thu hoạt động tài chính) của một công ty.

Có thể thấy Nghị định 20 chỉ thuần túy đề cập đến chi phí lãi vay thay vì lãi vay thuần như khuyến nghị của OECD. Chỉ một sự thay đổi nhỏ này thôi cũng sẽ tác động đến hàng trăm tỷ tiền thuế của những doanh nghiệp đi vay và cho công ty thành viên vay lại như trường hợp của EVN.

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hiếm có doanh nghiệp lớn nào, thậm chí là các doanh nghiệp quy mô vừa lại không phát sinh các giao dịch liên kết. Do đó nếu không có các quy định cụ thể hơn về những trường hợp đặc biệt thì vô tình chung sẽ gây ra gánh nặng thuế cho không ít doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước.

Kinh Kha

Theo Trí thức trẻ

Tin cùng danh mục